Amech Store (HÀ NỘI)

Xi lanh thủy lực AMW

Xi lanh thủy lực AMW

Xi lanh thủy lực AMW Series

Xi lanh thủy lực là một cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ chuyển đổi thế năng ở dạng áp suất dầu thủy lực thành cơ năng tạo công chuyển động thẳng hoặc xoay được ứng dụng trong các ngành như: Máy công cụ CNC, giao thông vận tải (ô tô, máy bay, tàu thủy, công nghệ vũ trụ…), máy xây dựng, máy ép phun, máy dập, máy y khoa, dây chuyền chế biến thực phẩm, máy nâng hạ… trong đó có một cơ cấu chấp hành vô cùng phổ biến và quan trọng đó là Xi lanh thủy lực (hydraulic cylinder).

TÍNH NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH XI LANH AMW SERIES

+ Xi lanh kết cấu hàn với thiết kế đơn giản nên giá thành hợp lý.
+ Đường kính ống xi lanh ØAL1 (Piston): 40 ÷ 200 mm.
+ Đường kính cần xi lanh ØS2 (Piston rod): 20 ÷ 140 mm.
+ Hành trình xi lanh ST3 Max(Stroke length): 3000 mm.
+ Áp suất làm việc lớn nhất tới4 (Max working pressure): 210 Bar.
+ Tốc độ làm việc max5 (Speed): 0,5 m/s
1 Tiêu chuẩn ống xi lanh:
- Tiêu chuẩn sản xuất: EN 10305-1 (tương đương DIN 2391).
- Sai số độ dày ống: ± 7,5%.
- Dung sai đường kính trong ống: ISO H8.
- Độ bóng bề mặt làm việc: Ra < 0,2 µm // Rt < 3 µm.
2 Tiêu chuẩn cần xi lanh:
- Bề dày lớp mạ Chrome: 20 ÷ 50 µm
- Dung sai đường kính cần: ISO f7
- Độ bóng bề mặt: Ra < 0,2 µm; Rt < 3 µm
- Đạt thử nghiệm 200 giờ với nước biển.
3 Với xi lanh hành trình dài hơn cần liên hệ trực tiếp với công ty Amech để được tư vấn. Xi lanh hành trình dài với lực đẩy lớn cần được tính toán cẩn thận để tránh tình trạng cần xi lanh bị cong.
4 Áp suất này chỉ nên được duy trì tức thời chứ không làm việc liên tục. Áp suất làm việc liên tục chỉ nên duy trì ở mức 160 bar.
5 Giá trị này phụ thuộc vào đường dầu kết nối xi lanh, gioăng sử dụng trong thiết kế xi lanh. Khi cần xi lanh chạy với tốc độ cao cần được sự tư vấn của công ty Amech.

 TÍNH TOÁN VÀ CHỌN CỠ XI LANH THỦY LỰC

Tùy theo yêu cầu ứng dụng cụ thể ta sẽ chọn các loại xi lanh có kết cấu lắp đặt và các tính năng riêng biệt. Khi đã chọn được kiểu xi lanh ta sẽ tiến hành tính toán để chọn cỡ xi lanh sao cho phù hợp với lực đẩy, kéo, tốc độ làm việc, áp suất max của hệ thống.
Các thông số làm việc chính:
+ Kiểu xi lanh (Type):
AMP5; AMF3; AMT4
+ Đường kính ống (Bore): AL
+ Đường kính cần (Rod): S
+ Hành trình xi lanh (Stroke): ST
+ Áp suất làm việc lớn nhất (Max Pressure): p
max
+ Áp suất làm việc : p
+ Tốc độ đẩy (Top Speed): v m/s.
+ Nhiệt độ làm việc (Temperature): t (độ C)
Để tiến hành tính chọn xi lanh ta cần biết trước các thông số sau:
- Xi lanh làm việc theo chiều đẩy hay kéo (ở đây ví dụ tính cho trường hợp
thông dụng là xi lanh tác dụng kép làm việc theo chiều đẩy).
- Lực đẩy xi lanh: F (kG)
- Vận tốc làm việc khi xi lanh đẩy: v (cm/ph).
- Hành trình của xi lanh: ST (mm)
BƯỚC 1: Tính đường kính ống xi lanh.
- Chọn sơ bộ áp suất làm việc tại đầu đẩy: p1 (kG/cm2)
- Chọn sơ bộ áp suất làm việc tại đầu hồi: p2 (kG/cm2)
Khi đó đường kính ống xi lanh được xác định sơ bộ theo công thức:
 

cong-thuc-1 

 Chọn đường kính ống theo tiêu chuẩn (tham khảo trong bảng ở catalogue sản phẩm) 

 BƯỚC 2: Tính đường kính cần xi lanh.
Đường kính cần xi lanh được xác định sơ bộ như sau:
S = (0,56 ÷ 0,7 )AL
Chọn đường kính cần theo tiêu chuẩn (tham khảo trong bảng ở catalogue sản phẩm) 

 BƯỚC 3: Sau khi đã có đầy đủ các kích thước, trong trường hợp cần thiết cần tính kiểm nghiệm lại xi lanh để đảm không bị cong cần khi xi lanh đẩy quá dài.

Ở bước này chỉ có thể dựa vào công thức thực nghiệm để tính lực đẩy giới hạn không bị cong cần như sau:

 Công thức Euler (khi λ>λg) 

cong-thuc-2

 Công thức tetmajer (khi λ≤λg)


cong-thuc-3

 Trong đó:
E: Modul đàn hồi của vật liệu làm cần (N/mm2)
I: Mô men quán tính (mm4)
ν: Hệ số an toàn, có thể lấy = 3,5.
Lk: Chiều dài ngàm tự do (phụ thuộc vào kiểu lắp (mm)

 λ : Độ mảnh cong-thuc-4 

 λg: Hệ số phụ cong-thuc-5 

 Re: Độ bền của vật liệu làm cần (N/mm2) 

 Nếu không đạt cần tăng kích cỡ xi lanh và tính lại! 

Cach-xac-dinh-Lk